Thấy tỏi mọc mầm, đừng vội vứt đi, bởi...nó còn "quý hơn vàng"
CÔNG DỤNG CỦA TỎI MỌC MẦM
Tỏi mọc mầm được xem là thực phẩm đã bị hỏng và thường bị vứt bỏ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế cho rằng, tỏi mọc mầm vẫn có lợi cho sức khỏe. Cùng Vương Quốc Tỏi đi tìm hiểu thông tin ăn tỏi mọc mầm có sao không nhé!
Tỏi Lý Sơn mọc mầm về cuối chu kỳ sống của thực vật
Củ tỏi có vòng đời tồn tại như mọi sinh vật khác. Riêng đối với tỏi Lý Sơn, được trồng từ tháng 10 (dương lịch) và thu hoạch vào tháng 2, 3 năm sau. Và từ đó tỏi Lý Sơn được bảo quản để dùng cho cả năm (đến khi thu hoạch tỏi mới là gần 12 tháng). Hơn nữa vào mùa đông, khí hậu lạnh và mưa nhiều (độ ẩm cao) nên là điều kiện rất thuận lợi để tỏi mọc mầm (theo chu trình tự nhiên để hình thành nên cây mới).
Khi những củ tỏi trong kệ bếp bắt đầu mọc mầm, thông thường mọi người sẽ ném bỏ bởi nghĩ rằng chúng đã bị hỏng, nếu ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay các chuyên gia y tế lại cho rằng tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi.
Dưới đây là những điều bạn nên biết về loại "thần dược" tự nhiên này.
1. Khi tỏi đã mọc mầm không có nghĩa là nó đã bị hư hỏng. Bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để nấu ăn. Tuy nhiên, nếu thấy tỏi xuất hiện những đốm đen hoặc nấm mốc thì hãy vứt bỏ vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi đã bị bỏng.
2. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần màu xanh của tỏi đã mọc mầm khi nấu ăn vì nó sẽ giúp món ăn của bạn thêm hương vị.
3. Các chuyên gia y tế cho biết tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi thông thường. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi càng già, các chất dinh dưỡng bên trong nó càng nhiều.
4. Tỏi mọc mầm giúp đẩy mạnh hoạt động của enzyme và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám ở thành động mạch - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn mạch vành, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.
5. Tỏi mọc mầm tạo ra phytochemicals, chất này có thể hạn chế sự lan rộng của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống lại các gốc tự do.
6. Nếu khả năng miễn dịch của bạn kém hoặc bạn đang bị cảm lạnh, bạn có thể thêm tỏi mọc mầm vào khẩu phần ăn của mình vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi mọc mầm 5 ngày là hiệu quả nhất để tăng cường hệ miễn dịch.
7. Tỏi mọc mầm làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa sự suy thoái của các cơ quan, đặc biệt ở nhóm người trung niên.
Vì những lý do trên, bạn đừng vứt tỏi mọc mầm đi, cũng đừng lo ngại khi mua và sử dụng tỏi mọc mầm nhé.
PS: Tuy nhiên, khi tỏi đã mọc mầm thì thông thường xốp hơn và mùi thơm, vị cay cũng giảm.
Chúng ta từng được cảnh báo rằng trong khoai tây mọc mầm có chứa độc tố gây chết người, vậy, nếu ăn phải các loại rau củ mọc mầm khác thì có nguy hiểm như vậy không? Trong bếp chúng ta, hành, tỏi là loại gia vị dễ mọc mầm khi bảo quản nhất.
Mầm của tỏi chỉ có độc với vi khuẩn và côn trùng nhưng không độc với con người và động vật. Ngược lại, trong một một nghiện cứu gần đây cho thấy tỏi mọc mầm 5 ngày tuổi chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất so với bình thường. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu của GS. Zakarova năm 2014 sau khi phân tích dịch chiết từ giống tỏi thông dụng (Tên khoa học là Allium sativum).
Cùng với tỏi, hành là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Trong củ hành chứa 2 hợp chất γ-glutamyl peptides rất quan trọng cho cơ thể: (E)-γ-Glutamyl- S-(prop-1-en-1-yl)cysteine sulfoxide (gọi tắt là GPCS) VÀ S-(2-carboxypropyl)glutathione.
Gần đây một nghiên cứu trên động vật của GS. Wetli (trường University of Bern ở Switzerland) cho thấy hợp chất GPCS có khả năng cải thiện bệnh loãng xương, thông qua ức chế việc mất Calcium.
Điều này hứa hẹn cho những nghiên cứu về tác dụng của hành trên bệnh loãng xương của con người, đặc biệt là phụ nữ.
Tuy nhiên, hàm lượng hợp chất GPCS giảm 50% khi củ hành mọc mầm (Đó là kết luận từ nhóm nghiên cứu của GS. VELÍŠEK đăng trên tạp chí Khoa học thực phẩm của Công Hòa Czech năm 2006). Do đó, để lấy chất dinh dưỡng tốt nhất, các bạn nên dùng những củ hành chưa mọc mầm nhé!
Bảo quản hành và tỏi
Hành và tỏi mua về nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, có không khí lưu thông (không nên bỏ vào tủ lạnh). Tốt nhất nên để trong hộp giấy đựng trứng đã dùng hoặc túi lưới. Thực hiện điều này có thể bảo quản hành tỏi trong vài tuần.
Lợi ích khi ăn hành, tỏi
Hành và tỏi là bạn song hành trong nấu nướng của các bà nội trợ. Chúng cùng thuộc loài Allium, cả hai luân phiên giúp bạn bổ sung đầy đủ 20 loại γ-glutamyl peptides cho cơ thể.
Hành tỏi rất nổi tiếng về chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, có lợi trong tim mạch, gần đây hành còn có vai trò giúp trị bệnh loãng xương cho nữ giới.
Theo TS.BS. Hicks, hành và tỏi là superstars phải có trong nhà bếp các bạn, ăn đều đặn 2-3 tép/người mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh, và đặc biệt đừng bỏ những củ tỏi mọc mầm nhé!
Tư liệu: Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Worcester, Worcestershire)
Xem thêm